Đèn đường cao áp

den-duong-cao-ap

Hệ thống đèn đường cao áp có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống, nó phục vụ trực tiếp cho công tác chiếu sáng đảm bảo an toàn giao thông đường phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, di chuyển, là yếu tố thể hiện sự phát của đường phố….. Chính vì vậy, khi thi công hệ thống đèn đường cần đảm bảo đủ yếu tố thẩm mỹ và chất lượng.

den-duong-cao-ap

Thiết kế thi công hệ thống đèn đường cao áp đáp ứng tiêu chuẩn

Khi thiết kế, thi công hệ thống đèn đường cao áp cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn thiết kế: TCXDVN 333:2005 ngày 04/04/2005, TCXDVN 259-2001 cho các công trình công cộng, hạ tầng đô thị
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật: QCVN: QTĐ-7:2008/BCT
  • Tiêu chuẩn trang thiết bị: 11-TCN-18-2006 đến 11-TCN-21-2006
  • Tiêu chuẩn an toàn: TCVN 4756-1989

Tại Cơ điện Thăng long, mỗi dự án thi công đèn đường cao áp, hệ thống chiếu sáng đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng. Quy trình thi công thiết kế nghiêm ngặt, tỉ mỉ trong từng khẩu thi công, vật dụng cao cấp, chính hãng.

Tiêu chuẩn công suất đèn đường cao áp

– Tùy theo mỗi công trình sẽ áp dụng hay sử dụng công suất đèn đường cao áp để chiếu sáng phù hợp. Khi đó việc tiết kiệm nhiều tiền điện cho việc thắp sáng là điều vô cùng có lợi cho chủ đầu tư và người sử dụng, hiểu được quy tắc này bạn sẽ giàu to với số lượng tiền tiết kiệm đấy.

– Theo như chuẩn quốc tế gồm có 7 công suất khác nhau: 2000W, 1000W, 400W, 250W, 150W, 100W, 70W. Khi tiến hành lắp đặt đèn đường cao áp chúng ta cần lựa chọn chính xác công suất tránh trường phải phải lựa chọn sai phải đổi.

– Bóng đèn cao áp có công suất 70W nghĩa là chấn lưu đạt 70W, sử dụng nguồn điện 220V, tụ kích, tụ bù, bóng cao áp 70W.

– Tương tự thì bóng cao áp 100W có chấn lưu 100W, nguồn điện 220V, tụ kích, tụ bù, bóng 100W.

– Đèn cao áp 150W có chấn lưu 1

den-duong-cao-ap

Quy trình thi công lắp đặt hệ thống chiếu đèn đường cao áp

Công tác đổ bê tông móng trụ cột đèn cao áp ngoài trời

Tùy thuộc vào chiều cao khung móng chiếu sáng mà người tao đào hố móng ở độ sâu khác nhau, với những cột đèn chiếu sáng thông dụng từ 6m đến 10m khung móng được sử dụng phổ biến M20, M24 cao độ thông dụng 0.5m đến 0.5mm với cốt nền. Một chú ý rằng, bạn cần để bê tông đông cứng đủ 72 tiếng trở lên mới được lắp đặt các thiết bị khác lên trên, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cách đi dây cáp trong hệ thống chiếu sáng cao áp ngoài trời

– Cáp bao gồm cáp điện bằng đồng, được cho vào ống nhựa xoắn cứng, chôn trực tiếp dưới đất cách mặt đất khoảng 0.7m, xung quanh vỏ nhựa cứng được lót một lớp gạch bảo vệ.

– Cáp chiếu sáng được chôn trực tiếp trong đất ở độ sâu 0,7m, phía trên cáp 0,2m lót một lớp gạch thẻ để cảnh báo và bảo vệ cáp và lấp đất tự nhiên. Trên bề mặt khoảng cách 10m lót một viên gạch chỉ hướng cáp ngầm.

– Tuyến cáp ngầm đi phía trong mương thoát nước mặt, cách mép trong mương thoát nước 0,2m. Móng cột dựng áp sát mép mương thoát nước. Cốt mặt trên của móng cao hơn cốt nền sân đường nội bộ là 0,1m tránh ngập nước. Dọc tuyến cáp phải làm dấu hướng cáp ngầm trên nền vỉa hè.

– Cáp ngầm được đi trong ống nhựa xoắn HDPE D65/50 với cáp đấu nguồn và D40/30 với cáp xuất tuyến để bảo vệ cáp

Lắp cột đèn chiếu sáng cao áp ngoài trời     

– Kiểm tra độ thẳng đứng của cột đèn cao áp yêu cầu cột không nghiêng, không lệch.

– Cột thép chiếu sáng cao áp được nhúng mạ kẽm nóng 1.5 mm để bảo vệ cột khỏi bị tác động của các yếu tố bên ngoài.

Dây điện đi từ bảng điện lên đèn sử dụng loại dây Cu/PVC/PVC 2×2,5mm2

Trên mỗi cột đèn lắp đặt một bảng điện cung cấp nguồn điện lên đèn ( gồm 1 actomat 1 pha 6A, cầu đấu 4 cực 60A)

Thông số kỹ thuật cột đèn cao áp

Cột thép chiếu sáng cao 6 – 11m , nhúng nóng mạ kẽm

Đáy cột: F150 mm, F190mm, ngọn cột F 58mm, F56 mm, F78 mm

Độ vườn của cần đèn: 1.2 – 1. 5m

Độ dày của tấm tôn: 3 – 3.5 mm

Cửa cột có cánh cửa để thuận tiện cho việc tháo lắp, đi đường điện trong cột được dễ dàng

Lắp đặt chóa đèn cao áp ngoài trời

– Lưu ý kiểm tra chất lượng đèn theo đúng tiêu chuẩn rồi mới lắp. Thông thường, chóa đèn được lắp nhờ qua việc sử dụng cẩu tự hành có lồng kỹ thuật để người công nhân thực hiện thao tác lắp đặt đấu nối.

– Đối với đèn cao áp phải đảm bảo độ kín khít đạt tiêu chuẩn IP 54, IP 66, chóa đèn phải được làm từ nhôm nguyên chất đảm bảo độ phản quang tốt nhất. Kính đèn chiếu sáng phải được làm bằng kính chịu lực, chịu va đập, chịu nhiệt độ ngoài môi trường không bị rạn nứt trong quá trình sử dụng. Bộ đèn đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Tiêu chuẩn chế tạo: IEC60598-1-2-3.

+ Công suất: 250W, 400W, 1000W….

+ Điện áp: 220V

+ Quang thông: 13000lm

+ Nhiệt độ màu: 1950 độ K

+ Là loại đèn cao áp phóng điện trong hơi Natri, áp suất cao. ở chế độ hồ quang (đèn hoạt động), các bứt xạ phát ra ánh sáng màu vàng cam.

+ Đui đèn E40

Đấu nối bảng điện cửa cột và đấu nối nguồn cho hệ thống đèn cao áp ngoài trời

– Dây lê đèn và nguồn cấp điện được đấu nối với nhau qua bảng điện của cột, atomat được bố trí trên bảng điện

 – Bảng điện cửa cột sẽ được lắp vào bên trong thân cột tại vị trí đã được bố trí sẵn và được lắp ngay ngắn, chắc chắn đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành sau này. Các điểm đấu nối cáp được công nhân kỹ thuật bậc 4; 5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp

– Các điểm nối cáp được đấu chắc chắn và trước khi đấu lên đèn được kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, kiểm tra cách điện cáp bằng Megomet.

– Sau khi hệ thống được đấu nối hoàn thiện sẽ được đóng điện bằng nguồn điện của trạm theo thiết kế. Trước khi đấu nối với nguồn điện thì nhà thầu sẽ phải phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị điện lực địa phương trong việc xin phép cấp điểm đấu nguồn hạ thế. Việc đấu nguồn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của đơn vị điện lực thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên.

Tiếp địa an toàn

– Mỗi vị trí cột cuối hệ thống chiếu sáng được đóng 01 hệ thống cọc tiếp địa bằng thép góc mạ kẽm nhúng nóng L63x63x6 dài 2,5m làm tiếp địa làm việc lặp lại, đóng sâu dưới mặt đất tự nhiên 0,1m. Dây tiếp đất dùng thép-F10 hàn nối giữa các cọc tiếp địa với đế cột chiếu sáng.

– Tủ điện điều khiển chiếu sáng và các cột đèn được nối đất bằng dây đồng M10.

Lắp tủ điện điều khiển chiếu sáng cho hệ thống chiếu sáng cao áp ngoài trời

– Tủ điện điều khiển được kiểm tra trước khi đặt vào các vị trí. Sử dụng công nhân điện bậc cao đấu nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, phân lộ và phân pha chiếu sáng theo hồ sơ thiết kế.

– Tủ điều khiển: Cần cung cấp nguồn điện 500V/100A để cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Tùy thuộc vào số lượng đèn mà lắp tủ có nguồn điện phù hợp, tránh lãng phí. Có thể thay thế các tủ điện có nguồn điện như: 50A, 75A, 100A.

+ Nguồn điện cấp cho tủ điều khiển chiếu sáng được lấy từ tủ điện trạm hiện có đâu nguồn phía sau Aptomat tổng của tủ điện trạm cáp đầu nguồn dùng cáp đồng ngầm Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC tùy theo công suất của tải mà chọn tiết diện cáp cho phù hợp

 + Toàn bộ hệ thống chiếu sáng được cấp điện bằng cáp 3 pha 4 dây có trung tính nối đất.

+ Dây lên đèn sử dụng cáp đồng Cu/PVC/PVC 0,6-1 kV có tiết diện 2×2,5 mm2.

Đóng điện hệ thống chiếu sáng cao áp ngoài trời

den-duong-cao-ap

– Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của trạm biến áp, tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng. Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế

– Lắp cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chạm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thử điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.

Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm. Đóng điện kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo điều kiện ánh sáng hiện có. Hệ thống đèn đường LED chiếu sáng trước khi đưa vào sử dụng phải được xông điện kiểm tra, vận hành thử. Tuy nhiên việc điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới đất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ mang tính tạm thời do đèn khi được lắp đặt trên cao cường độ ánh sáng và độ rọi còn tùy thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mặt đường, độ che phủ của cây xanh. Vì vậy sau khi lắp đèn Nhà thầu có trách nhiệm xông điện thử và đo đạc các thông số chiếu sáng, nếu thấy có thông số bất hợp lý sẽ xin ý kiến của Chủ đầu tư và TVGS điều chỉnh tâm sáng bằng cách điều chỉnh rãnh chạy của đui đèn.

Quý khách có nhu cầu thi công – lắp đặt hệ thống đèn đường cao áp hãy liên hệ ngay cho Công ty cổ phần công nghệ và cơ điện Thăng Long qua hotline: 0963 554 883 – 0967800183. Hoặc đến trực tiếp văn phòng tại địa chỉ:H01-L25 khu A, KĐT Dương Nội, Phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

để được hỗ trợ và tư vấn nhé!

CÁC DỊCH VỤ KHÁC CỦA THĂNG LONG

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ