Hiện nay, nhu cầu về hệ thống điện trong các khu công nghiệp và nhà xưởng ngày càng tăng. Điều này dẫn đến tình trạng mất ổn định điện, do đó cần tìm ra các phương án thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy tủ điện công nghiệp là gì và quy trình thiết kế của nó ra sao? Hãy cùng Cơ điện Thăng Long khám phá chi tiết về quy trình thiết kế thi công hệ thống tủ điện công nghiệp qua bài viết dưới đây.
Hệ thống tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp là nơi dùng để đựng/chứa các thiết bị điện, cầu dao và mạch điều khiển. Mục đích là để điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ thống phụ tải nào đó.. Tủ điện công nghiệp thường có cấu trúc lớn so với các tủ điện nhỏ tại gia đình, nó có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển phức tạp. Việc thiết kế, thi công, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng, đạt chuẩn góp phần vào sự an toàn cho con người và ổn của hệ thống điện, dây chuyền máy móc.
Ứng dụng của tủ điện công nghiệp
- Thiết kế thi công hệ thống tủ điện công nghiệp được sử dụng để điều khiển động cơ điện và các máy móc thiết bị. Sử dụng tủ điện công nghiệp có thể giúp bảo vệ và tạo điều kiện để các thiết bị máy móc đó hoạt động một cách ổn định nhất. Tủ điện công nghiệp có rất nhiều ưu điểm như độ bền cao, công suất lớn, điều khiển tốt nhất cho các động cơ điện. Hiện nay, tủ điện công nghiệp được ứng dụng ở nhiều nơi như xưởng sản xuất, nhà máy bơm nước hay khu công nghiệp lớn.
- Tủ điện phân phối thường được lắp đặt và sử dụng tại các phòng kỹ thuật điện tổng các các xí nghiệp, công trình, trung tâm thương mại. Nó được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và được coi là một trong những thành phần quan trọng nhất trong phòng kỹ thuật điện tổng.
- Bên cạnh đó, tủ điện công nghiệp còn có thể được đặt ở những nơi công cộng như công viên, vườn hoa, khu đô thị hay một số không gian ngoài trời khác để điều khiển hệ thống chiếu sáng.
Hệ thống tủ điện công nghiệp phổ biến hiện nay
Hệ thống điện trung thế
+ Điện trung thế có hiệu điện thế định mức là: 12; 24; 36KV.
+ Dòng định mức từ: 200- 2500A.
+ Tiêu chuẩn: IEC 60649; IEC 60255; IEC 60649; IEC 60265- 1; IEC 62271.
Tủ điện ATS
Tủ ATS được trang bị hệ thống đèn thông báo và chỉ thị. Tủ ATS tự động gửi tín hiệu đi khởi động máy phát một khi hệ thống điện lưới gặp bất kỳ sự cố nào. Thời gian chuyển của nó là từ 5- 10s. Và khi điện lưới phục hồi từ khoảng 10- 30s, bộ ATS sẽ chuyển phụ tải sang nguồn lưới, và đồng thời sẽ gửi tín hiệu để tắt máy phát điện sau đó. Chế độ điều khiển manual và auto.
Tủ phân phối hạ thế
- Tiêu chuẩn IEC 60439 – 1.
- Có dòng điện tối đa và tối thiểu từ 100A- 6300A.
- Dòng điện định mức từ 0,4KA- 50Hz.
- Tủ này có khung tủ đạt tiêu chuẩn chống bụi và chống nước với tiêu chuẩn IP43- IP55 nó được chế tạo từ tấm thép có lớp sơn tĩnh điện dày từ 2mm- 3mm.
- Tủ điện phân phối hạ thế được được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là các thành phần quan trọng nhất được lắp đặt tại các phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình, các trung tâm thương mại, xí nghiệp.
- Tủ điện bù công suất phản kháng: Tủ điện bù công suất phản kháng có 2 chế độ điều khiển: Manual và Automatic tùy theo nhu cầu của khách hàng sử dụng. Tùy vào nhu cầu sử dụng ta có thể sử dụng cuộn cảm nhằm giảm dòng khởi động khi đóng cắt tụ bù hoặc các thiết bị khác thay thế.
Tủ điện điều khiển động cơ
Có thiết kế với nhiều chế độ khởi động khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Tủ điện điều khiển chiếu sáng
Hoạt động tùy thuộc từng thời gian cụ thể mà người sử dụng chọn các chế độ làm việc nhau cho tủ như: Tắt 1/3 số đèn và tắt 2/3 số đèn và tắt tất cả số đèn.
Đến với Cơ điện Thăng Long quý khách sẽ được tư vấn thiết kế thi công hệ thống tủ điện công nghiệp phù hợp nhất nhé!
Quy trình thiết kế thi công hệ thống tủ điện công nghiệp
Bước 1: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động.
Bước 2: Khảo giá thị trường các vật liệu cần mua.
Bước 3: Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiết cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó.
Bước 4: Lắp các cơ phận lên bảng (ván ép dày 10mm, hoặc phíp hoặc bảng sắt – đặt bảng ở vị trí nằm ngang khi lắp ráp ).
Bước 5: Đầu dây dẫn điện: Đấu hệ thống dây dẫn điện phải thật gọn gàng và khoa học, đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi cần thiết.
Bước 6: Sau khi lắp xong, thử độ an toàn cách điện của bảng tủ với các cơ phận lắp trên bảng.
Bước 7: Thử lại 1 lần với tải nhỏ sau đó ráp bảng các cơ phận vào tủ.
Bước 8: Làm khung chân tủ lắp đặt tủ vào vị trí, kéo dây điện từ các động cơ vào tủ, kéo điện lưới.
Bước 9: Thử lại phần dây nối đất, an toàn về điện (dây nối đất của cánh cửa tủ và thân tủ phải là loại đồng , dây dẹt, đan lưới, mềm, khó đứt).
Nếu bạn muốn nhận sự tư vấn về thiết kế thi công hệ thống tủ điện công nghiệp giá tốt hãy liên hệ qua hotline 0967800183, Cơ điện Thăng Long sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ KHÁC
- Thiết kế thi công hệ thống pccc
- Thi công hệ thống phòng sạch
- Thiết kế và thi công hệ thống điều hòa
- Thiết kế thi công hệ thống đèn chiếu sáng
- Thi công hệ thống phòng sạch
Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Và Cơ Điện Thăng Long
MST: 0105 299 517
SĐT: 0967800183
Email: thanglongem.vn@gmail.com
Website: http://thanglongem.com
Văn Phòng: Phòng 511, Tòa nhà Thăng Long City Đại Mỗ , Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.