Hệ thống pccc là một trong những hệ thống quan trọng, được yêu cầu lắp đặt tại mọi công trình, bởi nó có chức năng phát hiện và báo cháy nhanh chóng, kịp thời từ đó làm giảm thiệt hại về tài sản, về người. Vậy có những quy định về lắp đặt hệ thống pccc nào? Hãy cùng Cơ Điện Thăng Long tìm hiểu chi tiết ngày trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Những công trình bắt buộc phải trang bị, lắp đặt hệ thống pccc
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009, các công trình bắt buộc phải thi công hệ thống pccc bao gồm:
- Nhà hành chính, trụ sở làm việc của các cơ quan.
- Văn phòng làm việc từ 5 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Khách sạn, nhà nghỉ.
- Trường học
- Chợ, trung tâm thương mại.
- Cảng hàng không; nhà ga
- Nhà máy, xí nghiệp
- Công trình an ninh, quốc phòng
- Rạp chiếu phim, hội trường, nhà thi đấu thể thao….
Các quy định về lắp đặt hệ thống pccc cần biết
Các quy định về lắp đặt hệ thống pccc được trích dẫn từ TCVN 3890:2009 tại mục 6 và 7. Mọi người cùng tham khảo nhé!
Quy định về lắp đặt hệ thống báo cháy
- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động
6.1. Trang bị, bố trí hệ thống báo cháy tự động
6.1.1. Hệ thống báo cháy tự động được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện. Mỗi bộ phận của hệ thống phải đảm bảo có đủ chức năng cơ bản và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh.
6.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động được quy định tại TCVN 5738.
Quy định về lắp đặt hệ thống chữa cháy
- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động
7.1. Trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động
7.1.1. Hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị cho nhà và công trình quy định tại Phụ lục C. Việc trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho nhà và công trình khác căn cứ trên cơ sở phân tích mức độ nguy hiểm cháy và các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.
7.1.2. Lựa chọn hệ thống chữa cháy tự động trang bị cho nhà và công trình theo quy định tại 7.1.1 phải có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và phù hợp với yêu cầu cần bảo vệ.
7.1.3. Khi thiết kế, trang bị hệ thống chữa cháy bằng khí phải tính đến yêu cầu về đảm bảo an toàn cho người; phải có những biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo mọi người di chuyển nhanh ra khỏi khu vực nguy hiểm, hạn chế người vào khu vực sau khi đã xả khí, trừ khi cần thiết để cấp cứu nhanh người bị nạn; phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 6100, TCVN 6101 và TCVN 7161.
7.1.4. Khi bố trí lắp đặt hệ thống thiết bị chữa cháy tự động có nguy hiểm cho người phải tính toán thời gian thoát nạn, đảm bảo cho người cuối cùng thoát ra khỏi căn phòng hoặc vùng cần bảo vệ trước khi hệ thống tự động xả chất chữa cháy.
Lối thoát nạn trong nhà, công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động phải phù hợp với yêu cầu quy định trong 7.1.3 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
7.1.5. Hệ thống chữa cháy tự động phải có bộ phận điều khiển tự động và bằng tay. Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước kiểu vòi phun xối (Drencher), hệ thống chữa cháy bằng hơi nước hoặc bằng khí cho phép thiết kế điều khiển từ xa và bằng tay.
7.1.6. Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động.
7.1.7. Những quy định khác về lựa chọn, bố trí hệ thống chữa cháy tự động được quy định tại TCVN 5760, TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161, TCVN 7336 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về quy định về lắp đặt hệ thống pccc, mong rằng sẽ hữu ích với mọi người. Để nhận tư vấn và báo giá dịch vụ thi công hệ thống pccc chuyên nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ đến Cơ Điện Thăng Long qua thông tin chia sẻ bên dưới chân trang nhé!