Thi công, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng an toàn

thi-cong-lap-dat-thong-dien-nha-xuong

Lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng là một công việc quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Bởi hệ thống điện nhà xưởng cung cấp năng lượng cho các máy móc và thiết bị, và đảm bảo ánh sáng, thông gió và các dịch vụ khác trong quá trình sản xuất.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và hữu ích về quy trình lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng để áp dụng phù hợp cho xưởng của mình nhé!

I. Vai trò của hệ thống điện trong nhà xưởng

Hệ thống điện là yếu tố cần thiết để nhà xưởng vận hành trơn tru tất cả các khâu sản xuất. Mọi hệ thống đèn, máy móc, và thiết bị trong quá trình sản xuất đều cần đến điện. Đặc biệt, các nhà xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm phải lắp đặt hệ thống điện cho kho đông lạnh để đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới.

Ngoài việc cung cấp điện cho các khâu sản xuất, hệ thống điện còn mang lại nhiều lợi ích khác, bao gồm:

  • Cung cấp nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia để phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất của thiết bị và máy móc.
  • Giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.
  • Giúp dây chuyền sản xuất trong nhà xưởng hoạt động chuyên nghiệp và dễ dàng vận hành hơn.
  • Hỗ trợ con người trong các công việc khó như hút mùi, hút bụi, giảm độ ẩm, và điều hòa không khí.
lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Thi công, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng an toàn

II. Các thành phần trong hệ thống điện nhà xưởng

1. Hệ thống điện nặng

Hệ thống điện nặng là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điện công nghiệp, cung cấp điện cho các máy móc và thiết bị trong nhà xưởng thông qua cáp nguồn tổng từ các trạm biến áp. Điện sử dụng thường là điện 3 pha, điện áp 380V, và bao gồm các thành phần sau:

  • Hệ thống trạm biến áp, tủ trung, hạ thế: Trạm biến áp chuyển đổi điện từ các đường dây công suất lớn sang điện áp phù hợp. Nhà máy cần thêm các tủ điện trung và hạ thế để phân chia điện thành các mạch riêng biệt cho từng thiết bị và máy móc.
  • Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển mạch: Máy phát điện dự phòng đảm bảo hoạt động bình thường khi lưới điện gặp sự cố, trong khi bộ chuyển mạch giúp sản xuất không bị gián đoạn khi điện chập chờn.
  • Hệ thống tủ điện phân phối: Lắp đặt và bảo vệ thiết bị điều khiển và đóng cắt điện, phân phối điện đến từng khu vực, máy móc, đồng thời cách ly thiết bị mang điện với người sử dụng, đảm bảo an toàn cho công nhân.
  • Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc: Điều khiển và bảo vệ các máy móc trong nhà máy, giám sát và ngăn chặn sự cố.
  • Hệ thống ổ cắm: Chia sẻ điện năng từ nguồn đến thiết bị sử dụng. Ổ cắm công nghiệp có nắp đậy chống nước, áo chống thấm và cầu chì để đảm bảo an toàn.
  • Hệ thống tiếp địa: Giải quyết rò rỉ điện, đảm bảo an toàn cho công nhân với điện cực chôn dưới đất và dây tiếp địa nối từ các bộ phận cần nối đến cọc tiếp địa.
lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Các thành phần trong hệ thống điện nhà xưởng

2. Hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ chiếm tỷ trọng nhỏ (10% – 20%) trong hệ thống điện nhà xưởng, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành thiết bị công nghệ cao, hỗ trợ quản lý, giám sát, kiểm tra, và cung cấp phương tiện cho công nhân thực hiện công việc.

Các thành phần chính của hệ thống điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng LAN & Internet: Kết nối tất cả các máy tính trong nhà xưởng lại với nhau.
  • Hệ thống tổng đài, điện thoại: Giúp việc liên lạc giữa các phòng ban và khu vực trong nhà xưởng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Hệ thống camera và kiểm soát ra vào: Bảo vệ tài sản và an ninh. Quản lý nhà máy có thể giám sát chi tiết thời gian ra vào và danh tính của từng nhân viên và khách hàng.
lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Hệ thống điện nhẹ

3. Hệ thống điện chiếu sáng 

Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà xưởng bao gồm hai phần chính:

  • Hệ thống đèn chiếu sáng linh hoạt: Được thiết kế và lắp đặt tại các vị trí chiến lược để đảm bảo cung cấp ánh sáng hiệu quả cho nhà xưởng. Hệ thống này cần đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm điện năng và thân thiện với môi trường.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố: Được sử dụng khi có sự cố xảy ra trong nhà máy, nhằm đảm bảo hoạt động liên tục và an toàn.
lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Hệ thống điện chiếu sáng 

III. Quy trình thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

Bước 1: Chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết

Đơn vị thi công cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và vật liệu cần thiết như máy biến áp, tủ điện nhà xưởng, các thiết bị bảo vệ và báo tín hiệu.

Bước 2: Khảo sát công trình, tiếp nhận thông tin khách hàng

Đi đến công trình để khảo sát, đo đạc và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, đồng thời đưa ra các tính toán chính xác và phù hợp với yêu cầu của ngành nghề doanh nghiệp.

lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Quy trình thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

Bước 3: Thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng

Thiết kế bản vẽ hệ thống điện phải tuân thủ các quy chuẩn, sử dụng ngôn ngữ và ký hiệu chuẩn, đảm bảo an toàn điện và tiết kiệm chi phí.

lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng

Bước 4: Thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

Dựa trên bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, đơn vị thi công tiến hành lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng với các quy trình và kỹ thuật chuyên nghiệp, đặc biệt là bảo vệ an toàn cho lao động và thiết bị trong nhà xưởng.

Bước 5: Nghiệm thu và kiểm tra

Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng, đơn vị thi công thực hiện kiểm tra và chạy thử hệ thống để đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn. Sau đó, họ thực hiện các thủ tục bàn giao hệ thống cho khách hàng và thu nhận phản hồi từ họ.

lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng
Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng, đơn vị thi công thực hiện kiểm tra và chạy thử hệ thống để đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn.

IV. Lưu ý khí lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng, các kỹ sư cần lưu ý những điều sau:

  • Quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho người dùng và các thiết bị trong nhà máy. Các biện pháp an toàn như cách ly điện, bảo vệ ngắn mạch, tiếp địa đúng cách cần được thực hiện.
  • Hệ thống điện phải được thiết kế và lắp đặt sao cho máy móc, thiết bị hoạt động ở công suất tối đa mà không gặp vấn đề về cung cấp điện.
  • Tuân thủ kỹ thuật và quy trình lắp đặt: Đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật và quy trình lắp đặt đã được thiết kế, tránh sai sót gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
  • Thiết kế hệ thống sao cho tiết kiệm điện năng là một yếu tố quan trọng. Điều này đảm bảo không chỉ giảm chi phí vận hành mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn: Hệ thống điện công nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về thiết kế và thi công do Nhà nước ban hành, đảm bảo tính chuẩn xác và an toàn của hệ thống.

lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị uy tín thiết kế thi công xây dựng, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng chuyên nghiệp có thể tìm tới chúng tôi. Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Và Cơ Điện Thăng Long được thành lập từ năm 2011, đến nay đã tư vấn và thi công nhiều dự án nhà xưởng thành công như nhà máy Kinh Đô, Bao bì Việt Hưng, Nhà máy Thanh Sơn…

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp,Thăng Long cam kết về mức độ an toàn, hiệu quả sử dụng của dự án với chi phí tiết kiệm nhất.

Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Và Cơ Điện Thăng Long

  • SĐT: 0967 800 183 
  • Email: thanglongem.vn@gmail.com
  • Website: thanglongem.com
  • Địa chỉ: H01-L25 khu A, KĐT Dương Nội, Phường Dương Nội, Hà Đông,Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ